Kĩ thuật chọn và nuôi gà rừng trống

Kĩ thuật chọn và nuôi gà rừng trống

Thịt gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, tăng cường gân cốt. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng thịt gà rừng nấu chín với hành và muối, rồi ăn cái, uống nước chữa đơn độc, trong ruột cồn cào, nóng như lửa đốt. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lị lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, có thể thêm ít rượu.

Kĩ thuật chọn và nuôi gà rừng trống
Kĩ thuật chọn và nuôi gà rừng trống

1. Đặc điểm nhận dạng gà rừng trống

– Gà rừng trống thuần chủng có thân hình thanh hơn, mào nhỏ và lông đuôi thưa với tối đa 2 cọng lông đuôi cong chính (1 cái mỗi bên) và khoảng 4 lông đuôi cong phụ mỗi bên. Các lông đuôi cong phụ cũng không quá dài. Lông ở đầu và cổ màu đỏ cam, lưng và cánh đỏ thẫm, ngực bụng và đuôi đen.

– Mặt: gà rừng có mặt nhỏ, không dài, mỏ thẳng màu sắc của mỏ phụ thuộc vào màu sắc của chân gà có thể là màu nâu hơi trắng hoặc vàng hơi xanh.

– Mắt màu đỏ.

– Tích dài nhưng không quá to, tai màu trắng hoặc màu đỏ.

– Cánh rất phát triển và dài hơn chiều dài thân, tính cả đuôi. Chiều dài trung bình của cánh khi giương hết cỡ, đo từ chóp cánh này đến chóp cánh kia là 72 cm và trong tầm từ 63 đến 76 cm. Chiều rộng trung bình của cánh là 21.9 cm và có tầm từ 20 đến 23.6 cm.

– Chân: Chân gà rừng là chân tròn, không có chân vuông. Màu chân thường là màu xanh đá và xanh ngọc. – Cựa: Rất nhọn và thẳng, chiều dài trung bình của cựa ở gà trống trưởng thành từ 1.9 đến 3.2 cm.

– Cân nặng trung bình từ 700g – 1,1kg.

– Tập tính:

+ Nhút nhát, sống theo đàn, ngủ trên cành cây.

+ Có sức đề kháng cao, khỏe mạnh, ít xảy ra bệnh dịch.

+ Dễ nuôi, không cần nhiều thức ăn.

2. Giá trị gà rừng trống

– Giá trị sinh sản: Gà trống được khoảng 6 tháng tuổi bắt đầu gáy và được 8 tháng tuổi là gáy rành rọt. Gà biết gáy là có thể đạp mái. 1 gà rừng trống có thể phục vụ trung bình 6-10 con gà rừng mái.

– Giá trị thương phẩm: Thịt gà rừng có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan thận, tăng cường gân cốt. Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) đã dùng thịt gà rừng nấu chín với hành và muối, rồi ăn cái, uống nước chữa đơn độc, trong ruột cồn cào, nóng như lửa đốt. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt gà rừng được dùng chữa chứng xích bạch đới, tả lị lâu ngày, suy yếu sinh lý dưới dạng nấu ăn, có thể thêm ít rượu.

==> Chính vì thế mà thịt gà rừng có giá rất cao (700,000đ – 800,000đ / 1 con cân nặng 700g – 1,1kg) ==> Giá trị kinh tế khi nuôi cao.

===>>> Mời anh em Xem trực tiếp đá gà vào lúc 12 giờ hàng ngày tại trang thomohomnay.net